Facebook Chat

Bộ luật lao động 2019 - 10 điểm mới nổi bật

Hỏi đáp pháp luật

Hỏi đáp pháp luật

Bộ luật lao động 2019 - 10 điểm mới nổi bật

Ngày đăng : 20/12/2019 - 9:21 AM

Với 17 Chương, 220 Điều, Bộ luật lao động 2019 đã có nhiều thay đổi so với Bộ luật lao động 2012, trong đó, nổi bật nhất là các nội dung như: tăng tuổi nghỉ hưu, bỏ hợp đồng mùa vụ, tăng ngày nghỉ lễ Quốc khánh, cho phép người lao động được quyền nghỉ việc không cần báo trước,...

Tiếp theo bài viết: Toàn bộ điểm mới về hợp đồng lao động tại Bộ luật lao động 2019, mời Quý bạn đọc theo dõi tổng hợp 10 điểm mới nổi bật của Bộ luật lao động tại bảng sau: 

STT Tiêu chí Bộ luật lao động 2012

 

Bộ luật lao động 2019

 

1 Tăng tuổi nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.

(Điều 187)

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

(Điều 169)

2 Tăng số ngày nghỉ Quốc khánh

Nghỉ 1 ngày

(Điều 115)

Nghỉ 2 ngày

(Điều 112)

3 Bỏ hợp đồng mùa vụ

Gồm 3 loại HĐLĐ:

- HĐLĐ không xác định thời hạn;

- HĐLĐ xác định thời hạn;

- HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

(Điều 22)

Gồm 2 loại HĐLĐ:

- HĐLĐ không xác định thời hạn;

- HĐLĐ xác định thời hạn.

(Điều 20)

4 Ghi nhận hợp đồng lao động điện tử Không quy định

Bổ sung thêm hình thức giao kết HĐLĐ thông qua phương tiện điện tử có giá trị như HĐLĐ bằng văn bản.

(Điều 14)

5 Nghỉ việc không cần lý do

Người lao động khi muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải cần có lý do và tuân thủ thời gian báo trước.

(Điều 37)

- Người lao động khi muốn nghỉ việc không cần nêu lý do, nhưng phải tuân thủ quy định về thời gian báo trước.

- Ngoại lệ: 07 trường hợp nghỉ việc mà không cần báo trước.

(Điều 35)

6 Tăng giờ làm thêm trong tháng

Không quá 30 giờ/tháng

(Điều 106)

Không quá 40 giờ/tháng

(Điều 107)

7 Thêm trường hợp được nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương

Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

- Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

- Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

(Điều 116)

Bao gồm trường hợp như quy định tại Bộ luật lao động 2012.

Bổ sung thêm trường hợp cha nuôi, mẹ nuôi chết.

(Điều 115)

8 Ủy quyền cho người khác nhận lương Không quy định

Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

(Điều 94)

9 Cấm ép buộc người lao động mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ công ty Không quy định 

Người sử dụng lao động không được được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

(Điều 94)

10 Thưởng không chỉ bằng tiền Không quy định rõ

Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

(Điều 104)

Ngoài ra, theo quy định mới tại Bộ luật lao động 2019 thì đối với người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người sử dụng lao động có quyền áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.

Bài viết khác
  Chế độ tử tuất  (23.03.2021)
    (04.12.2020)

Bộ luật lao động 2019 - 10 điểm mới nổi bật