Facebook Chat

Không đăng ký kết hôn làm sao để khai sinh con mang họ bố?

Hỏi đáp pháp luật

Hỏi đáp pháp luật

Không đăng ký kết hôn làm sao để khai sinh con mang họ bố?

Ngày đăng : 17/02/2020 - 9:18 AM

Hỏi: Tôi là mẹ đơn thân, vừa sinh con được 3 tháng và dự định làm khai sinh cho con. Tôi và người cũ không có kết hôn gì vì người đàn ông này đã có vợ nhưng thông tin về anh ấy tôi biết rõ, tôi muốn khai sinh cho con có tên bố nó. Mong luật sư tư vấn cho tôi thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú được mang họ của bố.

Trả lời:

Khái niệm con ngoài giá thú không được quy định trong văn bản pháp luật. Hiểu theo nghĩa thông thường, con ngoài giá thú là con không được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp.

Căn cứ khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 việc xác định cha, mẹ được quy định như sau:

"1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân."

Theo thông tin bạn cung cấp thì cháu bé không được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân vì hai người không có đăng ký kết hôn với nhau. 

Trường hợp 1: Nếu không xác định được người cha, phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống.

Trường hợp 2: Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp với cơ quan đăng ký hộ tịch giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

Thủ tục nhận cha, mẹ, con kết hợp đăng ký khai sinh được quy định tại Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP  như sau: 

Điều 12. Kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha, mẹ, con

Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:

1. Hồ sơ gồm:

a) Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;

b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;

c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.

2. Các giấy tờ khác, trình tự giải quyết được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 của Luật Hộ tịch 2014 trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 của Luật Hộ tịch 2014 trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu.

Ngoài ra, thủ tục xác nhận cha cho con được quy định như sau:

* Thẩm quyền: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con. (Điều 24 Luật Hộ tịch 2014)

* Hồ sơ: Tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch (Khoản 1 Điều 25 Luật Hộ tịch 2014)

Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con, như sau:

- Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

- Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.

Lưu ý: Trường hợp không đủ điều kiện làm giám định DNA thì có thể làm văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ đứa trẻ làm chứng.

* Thời hạn giải quyết: 03-08 ngày (Khoản 2 Điều 25 Luật Hộ tịch 2014) 

* Kết quả thực hiện: Giấy xác nhận quan hệ cha con

Trên đây là nội dung hỗ trợ.

Trân trọng!

Bài viết khác
  Chế độ tử tuất  (23.03.2021)
    (04.12.2020)

Không đăng ký kết hôn làm sao để khai sinh con mang họ bố?