Facebook Chat

So sánh giữa khiếu nại và tố cáo

Hỏi đáp pháp luật

Hỏi đáp pháp luật

So sánh giữa khiếu nại và tố cáo

Ngày đăng : 21/01/2021 - 8:41 AM

Câu hỏi: Giữa khiếu nại và tố cáo khác nhau như thế nào?

 

Trả lời:

Tố cáo là hành động nhằm bảo vệ và ngăn chặn khả năng xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Những việc làm trái pháp luật không phải chỉ của cán bộ, công chức nhà nước mà của cả các cơ quan, tổ chức khác. Những hành vi trái pháp luật thường bị công dân phát hiện và báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật và xử lý người vi phạm.

Khiếu nại là hoạt động nhằm bảo vệ hoặc khôi phục các quyền hoặc lợi ích của chính chủ thể khiếu nại khi bị vi phạm. Do đó, nếu các quyền này bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại sẽ dẫn đến khiếu nại. Chính vì khiếu nại và tố cáo không giống nhau cho nên Pháp lệnh của Hội đồng nhà nước số 53-LCT/HĐNN8 ngày 07/05/1991 về khiếu nại, tố cáo của công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 1998, sửa đổi năm 2004, 2005 và Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2018 đã có quy định khác nhau về tố cáo, khiếu nại. Theo đó, thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo khác với thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản giữa tố cáo và khiếu nại là:

Về chủ thể: Chủ thể thực hiện quyền tố cáo theo quy định trong Luật Tố cáo năm 2018 chỉ là công dân. Khác với khiếu nại, chủ thể có quyền khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức. Việc thực hiện quyền tố cáo chỉ quy định cho đối tượng là cá nhân nhằm cá thể hóa trách nhiệm của người tố cáo, nếu có hành vi cố ý tố cáo sai sự thật thì tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Về đối tượng: Đối tượng bị khiếu nại gồm quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Còn đối tượng của tố cáo rộng hơn, bao gồm mọi hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức khác, bao gồm hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ và hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Về mục đích: Về cơ bản, mục đích của tố cáo là bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Trong khi đó khiếu nại nhằm bảo vệ hoặc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nhằm bảo vệ quyền lợi của chính bản thân người tố cáo.

Trân trọng!

Bài viết khác
  Chế độ tử tuất  (23.03.2021)
    (04.12.2020)

So sánh giữa khiếu nại và tố cáo