Quy tắc hành xử trong giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại
Tin Tức
Tin Tức
Quy tắc hành xử trong giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại
Ngày đăng : 17/02/2019 - 2:57 PMTrong lĩnh vực giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại, doanh nghiệp Việt Nam cần từ bỏ những thói quen và cách hành xử có thể đưa đến những rủi ro về pháp lý, danh tiếng hoặc tín nhiệm như đã nêu ở phần đầu. Thay vào đó, sử dụng những phương thức giải quyết tranh chấp chuẩn mực hơn và chuyên nghiệp hơn
Chúng ta không sống trong một thế giới hoàn hảo. Bất đồng và tranh chấp có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và trong bất kỳ ngóc ngách, lĩnh vực nào của đời sống.
Hoạt động kinh doanh, thương mại cũng không phải là ngoại lệ. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng như tranh chấp về điều khoản giao hàng, cung cấp dịch vụ, nghĩa vụ thanh toán, nghĩa vụ bảo hành; tranh chấp phát sinh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ; tranh chấp từ các hoạt động quảng cáo, tiếp thị hoặc các hành vi cạnh tranh, mở rộng thị trường khác.
Theo ngôn ngữ pháp lý, tranh chấp trong kinh doanh, thương mại là “các tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận”[1] và có thể bao gồm cả các tranh chấp giữa“một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận”[2] Như vậy, tranh chấp phát sinh giữa các bên có hoặc không cùng ký kết hợp đồng, có hoặc không có đăng ký kinh doanh, nhưng các bên đều phải có mục đích lợi nhuận.
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại như thế nào?
Cũng giống như rủi ro, tranh chấp là điều tất yếu và không thể tránh khỏi trong tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp không thể né tránh rủi ro cũng như không thể né tránh tranh chấp, trừ khi doanh nghiệp không hoạt động sản xuất, kinh doanh nữa.
Nói một cách khác, khi tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp phải luôn nhận thức và sẵn sàng đối đầu với những rủi ro phát sinh tại bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình. Từ đó, doanh nghiệp có những sự chuẩn bị cụ thể (về tiềm lực, con người, quy trình, v.v…) để xử lý rủi ro khi xảy ra. Về vấn đề này, những doanh nghiệp hoặc tập đoàn lớn thường xây dựng quy trình để theo dõi, cập nhật và đưa ra giải pháp hạn chế, xử lý rủi ro (được gọi là quản trị rủi ro hayrisk management), thậm chí thành lập hẳn một bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro.
Tương tự như vậy, đối với tranh chấp, doanh nghiệp phải có sự hiểu biết nhất định về các phương thức có thể sử dụng để giải quyết tranh chấp. Không những thế, doanh nghiệp còn phải hiểu rõ ưu điểm và nhược điểm của từng phương thức, từ đó có thể quyết định chính xác doanh nghiệp nên sử dụng phương thức nào khi đối đầu với một tranh chấp cụ thể.
Thỉnh thoảng chúng ta vẫn đọc đâu đó trên báo chí những vụ diễu hành, căng băng-rôn “đòi nợ”, tố cáo, thậm chí bôi nhọ, xúc phạm nhau trên mạng xã hội, giữa các doanh nghiệp Việt Nam. Ở thời buổi mà mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, phổ biến đến mức “nhà nhà dùng mạng xã hội, người người dùng mạng xã hội”, một số doanh nghiệp đã cho rằng mạng xã hội chính là một “công cụ” để đòi nợ hoặc giải quyết tranh chấp với các doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên, “giải quyết tranh chấp” theo các cách này có thể không những không đạt được kết quả gì,mà còn ảnh hưởng đến uy tín của chính doanh nghiệp. Ai sẽ đủ niềm tin ký kết hợp đồng, trở thành đối tác của những doanh nghiệp như vậy khi được đặt trước viễn cảnh là doanh nghiệp của mình cũngcó thể sẽ bị bêu rếu trên đường phố hoặc mạng xã hội,nếu xảy ra tranh chấp với doanh nghiệp đó? Khách hàng hiện hữu, khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp sẽ đánh giá như thế nào về “mức độ chuyên nghiệp” của những doanh nghiệp đó qua cách hành xử như vậy?
Thêm vào nữa, hành xử saikhigiải quyết tranh chấp trong nhiều trường hợp còn có thể dẫn đến vi phạm pháp luật. Theo Luật cạnh tranh,[3] hành vi “trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” bị xem là “hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” và bị điều chỉnh bởi các chế tài của Luật.Ngoài ra, việc tiết lộ nội dung tranh chấp, điều khoản hợp đồng, thông tin doanh nghiệp trong vụ tranh chấp,như trong những trường hợp nêu trên,không những có thể bị xem là một hành vi “gièm pha doanh nghiệp” theo Luật cạnh tranh, mà cònvi phạm hợp đồng, nếu hợp đồng đã ký có điều khoản về bảo mật.
Vậy đâu là cách hành xử đúng của doanh nghiệp khi xảy ra tranh chấp kinh doanh, thương mại?
Doanh nghiệp khi phải đối mặt với tranh chấp thường dễ rơi vào tâm lý tức tối, mong muốn trả đũa, “làm cho ra ngô, ra khoai” với bên đang tranh chấp. Điều này dễ dàng khiến doanh nghiệp đưa ra những quyết định vội vã và có cách hành xử sai, dẫn đến những hậu quả về pháp lý, cũng như về danh tiếng và tín nhiệm như nêu ở phần trên.
Do vậy, điều đầu tiên doanh nghiệp cần làm khi xảy ra tranh chấp đó là giữ được sự khách quan cần thiết để cân nhắc và đánh giá cặn kẽ và toàn diện tranh chấp đó, cụ thể:
Hoạt động kinh doanh, thương mại cũng không phải là ngoại lệ. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng như tranh chấp về điều khoản giao hàng, cung cấp dịch vụ, nghĩa vụ thanh toán, nghĩa vụ bảo hành; tranh chấp phát sinh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ; tranh chấp từ các hoạt động quảng cáo, tiếp thị hoặc các hành vi cạnh tranh, mở rộng thị trường khác.
Theo ngôn ngữ pháp lý, tranh chấp trong kinh doanh, thương mại là “các tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận”[1] và có thể bao gồm cả các tranh chấp giữa“một hoặc các bên không có đăng ký kinh doanh, nhưng đều có mục đích lợi nhuận”[2] Như vậy, tranh chấp phát sinh giữa các bên có hoặc không cùng ký kết hợp đồng, có hoặc không có đăng ký kinh doanh, nhưng các bên đều phải có mục đích lợi nhuận.
Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại như thế nào?
Cũng giống như rủi ro, tranh chấp là điều tất yếu và không thể tránh khỏi trong tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Doanh nghiệp không thể né tránh rủi ro cũng như không thể né tránh tranh chấp, trừ khi doanh nghiệp không hoạt động sản xuất, kinh doanh nữa.
Nói một cách khác, khi tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp phải luôn nhận thức và sẵn sàng đối đầu với những rủi ro phát sinh tại bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình. Từ đó, doanh nghiệp có những sự chuẩn bị cụ thể (về tiềm lực, con người, quy trình, v.v…) để xử lý rủi ro khi xảy ra. Về vấn đề này, những doanh nghiệp hoặc tập đoàn lớn thường xây dựng quy trình để theo dõi, cập nhật và đưa ra giải pháp hạn chế, xử lý rủi ro (được gọi là quản trị rủi ro hayrisk management), thậm chí thành lập hẳn một bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro.
Tương tự như vậy, đối với tranh chấp, doanh nghiệp phải có sự hiểu biết nhất định về các phương thức có thể sử dụng để giải quyết tranh chấp. Không những thế, doanh nghiệp còn phải hiểu rõ ưu điểm và nhược điểm của từng phương thức, từ đó có thể quyết định chính xác doanh nghiệp nên sử dụng phương thức nào khi đối đầu với một tranh chấp cụ thể.
Thỉnh thoảng chúng ta vẫn đọc đâu đó trên báo chí những vụ diễu hành, căng băng-rôn “đòi nợ”, tố cáo, thậm chí bôi nhọ, xúc phạm nhau trên mạng xã hội, giữa các doanh nghiệp Việt Nam. Ở thời buổi mà mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, phổ biến đến mức “nhà nhà dùng mạng xã hội, người người dùng mạng xã hội”, một số doanh nghiệp đã cho rằng mạng xã hội chính là một “công cụ” để đòi nợ hoặc giải quyết tranh chấp với các doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên, “giải quyết tranh chấp” theo các cách này có thể không những không đạt được kết quả gì,mà còn ảnh hưởng đến uy tín của chính doanh nghiệp. Ai sẽ đủ niềm tin ký kết hợp đồng, trở thành đối tác của những doanh nghiệp như vậy khi được đặt trước viễn cảnh là doanh nghiệp của mình cũngcó thể sẽ bị bêu rếu trên đường phố hoặc mạng xã hội,nếu xảy ra tranh chấp với doanh nghiệp đó? Khách hàng hiện hữu, khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp sẽ đánh giá như thế nào về “mức độ chuyên nghiệp” của những doanh nghiệp đó qua cách hành xử như vậy?
Thêm vào nữa, hành xử saikhigiải quyết tranh chấp trong nhiều trường hợp còn có thể dẫn đến vi phạm pháp luật. Theo Luật cạnh tranh,[3] hành vi “trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” bị xem là “hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” và bị điều chỉnh bởi các chế tài của Luật.Ngoài ra, việc tiết lộ nội dung tranh chấp, điều khoản hợp đồng, thông tin doanh nghiệp trong vụ tranh chấp,như trong những trường hợp nêu trên,không những có thể bị xem là một hành vi “gièm pha doanh nghiệp” theo Luật cạnh tranh, mà cònvi phạm hợp đồng, nếu hợp đồng đã ký có điều khoản về bảo mật.
Vậy đâu là cách hành xử đúng của doanh nghiệp khi xảy ra tranh chấp kinh doanh, thương mại?
Doanh nghiệp khi phải đối mặt với tranh chấp thường dễ rơi vào tâm lý tức tối, mong muốn trả đũa, “làm cho ra ngô, ra khoai” với bên đang tranh chấp. Điều này dễ dàng khiến doanh nghiệp đưa ra những quyết định vội vã và có cách hành xử sai, dẫn đến những hậu quả về pháp lý, cũng như về danh tiếng và tín nhiệm như nêu ở phần trên.
Do vậy, điều đầu tiên doanh nghiệp cần làm khi xảy ra tranh chấp đó là giữ được sự khách quan cần thiết để cân nhắc và đánh giá cặn kẽ và toàn diện tranh chấp đó, cụ thể:
- Nguyên nhân và bản chất của tranh chấp là gì?
- Mức độ nghiêm trọng tranh chấp ra sao?
- Đâu là lợi ích của doanh nghiệp trong mối quan hệ kinh doanh với bên đang tranh chấp? Ngược lại, thiệt hại của doanh nghiệp là gì nếu phá hủy mối quan hệ kinh doanh này?
- Có hay không cơ hội để doanh nghiệp đối thoại trực tiếp với bên đang tranh chấp để giải quyết vấn đề mà không cần phải sử dụng đến các công cụ pháp lý?
- Có hay không một cá nhân hoặc tổ chức, hiệp hội ngành nghề có thể đóng vai trò trung gian, cầu nối để doanh nghiệp đối thoại được với bên đang tranh chấp?
- Được và mất của doanh nghiệp nếu tiến hành giải quyết tranh chấp thông quacác công cụ pháp lý?
- Các công cụ pháp lý nào doanh nghiệp có thể sử dụng nếu không thể đối thoại hoặc thương lượng với bên tranh chấp?
- Ưu điểm và nhược điểm của từng phương thức giải quyết tranh chấp thông qua các công cụ pháp lý: về mặt chi phí, thời gian, nhân lực, tính bảo mật, phản ứng của đối tác, khách hàng và thị trường liên quan, v.v…?
Nếu sau khi đã xem xét cặn kẽ những vấn đề trên, doanh nghiệp buộc quyết định sử dụng các công cụ pháp lý, doanh nghiệp cần đảm bảo công cụ sẽ sử dụng là hợp pháp và phù hợp với tranh chấp cụ thể doanh nghiệp đang phải đối diện, để tránh cho chính doanh nghiệp vướng vào những rắc rối pháp lý sau này.
1. Phương thức giải quyết tranh chấp tại tòa án:
Theo tư duy truyền thống, tố tụng tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất do có sự tham gia của cơ quan đại diện quyền lực nhà nước, là tòa án nhân dân, và được đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước khác là cơ quan thi hành án. Ngoài ra, những người ủng hộ phương thức này cho rằng đây là phương thức tương đối tiết kiệm so với trọng tài.
Tuy nhiên trên thực tế, theo một khảo sát tại Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI 2017),[4] chi phícao lại là một trong những yếu tố khiến doanh nghiệplo ngại về tố tụng tòa án, bên cạnh yếu tố minh bạch và thời gian giải quyết lâu. Chi phí ở đây bao gồm chi phí chính thức và không chính thức.
2. Phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án (Alternative Dispute Resolution hay ADR):
Cũng theo Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI 2017),gần đây đã có sự thay đổi rõ rệt của doanh nghiệp trong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp tại tòa án, cụ thể là giảm từ 60% (năm 2013) còn 36% (năm 2017).Thay vào đó, doanh nghiệp đã tìm đến các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án như hòa giải hoặc trọng tài, thậm chí thông qua các công cụ hành chính như khiếu nại, tố cáo.
1. Phương thức giải quyết tranh chấp tại tòa án:
Theo tư duy truyền thống, tố tụng tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất do có sự tham gia của cơ quan đại diện quyền lực nhà nước, là tòa án nhân dân, và được đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước khác là cơ quan thi hành án. Ngoài ra, những người ủng hộ phương thức này cho rằng đây là phương thức tương đối tiết kiệm so với trọng tài.
Tuy nhiên trên thực tế, theo một khảo sát tại Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI 2017),[4] chi phícao lại là một trong những yếu tố khiến doanh nghiệplo ngại về tố tụng tòa án, bên cạnh yếu tố minh bạch và thời gian giải quyết lâu. Chi phí ở đây bao gồm chi phí chính thức và không chính thức.
2. Phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án (Alternative Dispute Resolution hay ADR):
Cũng theo Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI 2017),gần đây đã có sự thay đổi rõ rệt của doanh nghiệp trong việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp tại tòa án, cụ thể là giảm từ 60% (năm 2013) còn 36% (năm 2017).Thay vào đó, doanh nghiệp đã tìm đến các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án như hòa giải hoặc trọng tài, thậm chí thông qua các công cụ hành chính như khiếu nại, tố cáo.
- Trọng tài thương mại:
Về bản chất là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua một bên thứ ba độc lập (Trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài) do các bên thỏa thuận lựa chọn (dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc thỏa thuận trọng tài độc lập)tại thời điểm trước hoặc khi đã xảy ra tranh chấp. Phán quyết trọng tài có hiệu lực thi hành như bản án, quyết định của tòa án. Tuy nhiên, khác với bản án, quyết định của tòa án, phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm và không bị kháng cáo, kháng nghị.[5]
Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 20 tổ chức trọng tài thương mại đăng ký hoạt động.[6] Tuy nhiên, số vụ việc giải quyết bằng phương thức trọng tài thương mại theo thống kê là chưa thực sự ấn tượng, chỉ chiếm chưa đến 1% so với tổng số vụ tranh chấp thương mại được tòa án thụ lý, xét xử hàng năm.[7]
- Hòa giải thương mại
Khác với cơ chế trọng tài thương mại, bên thứ ba (hòa giải viên) chỉ đóng vai trò trung gian và không đưa ra phán quyết. Hòa giải viên hỗ trợ các bên trong tranh chấp trong việc tìm kiếm và thống nhất giải pháp giải quyết tranh chấp (kết quả hòa giải thành). Sau thời điểm hiệu lực của Nghị định 22/2017/NĐ-CP,[8] kết quả hòa giải thành trong phương thức hòa giải thương mại có hiệu lực như kết quả hòa giải thành trong tố tụng tòa án, không bị kháng cáo, kháng nghị và được đảm bảo thi hành.[9]Doanh nghiệp có thể tự lựa chọn hòa giải viên từ danh sách hòa giải viên thương mại do Sở tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố (theo phương thức hòa giải vụ việc) hoặc thông qua các tổ chức hòa giải thương mại đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
So với tố tụng tòa án, các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án (ADR) có ưu điểm nổi bật là nhanh chóng và bảo mật. Nếu như cơ chế xét xử của tòa án là công khai, bản án, quyết định của tòa án bắt buộc phải đượcniêm yết, công bố theo quy định pháp luật tố tụng, thì phiên họp giải quyết tranh chấp theo phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án được tiến hành không công khai.[10]
Kết luận
Việt Nam hiện gia nhập và hoạt động trong các tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế và khu vực như Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), tích cực ký kết và tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phươngvà đa phươngvới các quốc gia trên thế giới. Tính đến tháng 4/2016, Việt Nam đã tham gia thiết lập 12 hiệp định thương mại tự do với 56 quốc gia và nền kinh tế,[11] trong đó Hiệp định hợp tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được chính thức ký kết vào tháng 3/2018sau hơn 10 năm đàm phán.[12] Nói như vậy để thấy rằng, trong môi trường kinh doanh như hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam dù muốn hay không cũng sẽ tiếp cận với các nền kinh tế nước ngoài, va chạm với các chuẩn mực kinh doanh, thương mại của các quốc gia khác nhau cũng như làm quen với những quan điểm và tư duy của doanh nghiệp nước ngoài.Để thích ứng và phát triển, doanh nghiệp Việt Nam buộc phải thay đổi.
Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại, doanh nghiệp Việt Nam cần từ bỏ những thói quen và cách hành xử có thể đưa đến những rủi ro về pháp lý, danh tiếng hoặc tín nhiệm như đã nêu ở phần đầu. Thay vào đó, sử dụng những phương thức giải quyết tranh chấp chuẩn mực hơn và chuyên nghiệp hơn. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào hoặc bất kỳ bên nào trong một tranh chấp, tranh chấp luôn là căng thẳng, tốn kém và khó kiểm soát. Những vấn đề này còn trở nên trầm trọng hơn bởi sự thiếu kiến thức của doanh nghiệp về các phương phức và chiến lược để giải quyết tranh chấp, cũng như tư duy, thói quen và nhận thức của doanh nghiệp đối với tranh chấp. Ngay từ phần đầu, tác giả đã khẳng định tranh chấp là không thể tránh khỏi trong quá trình kinh doanh, thương mại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể ngăn ngừa và hạn chế tranh chấp xảy ra. Việc ngăn ngừa, hạn chế có thể thực hiện thông qua xây dựng và áp dụng các cơ chế, quy trình kiểm soát rủi ro (risk management), quy trình quản lý việc ký kết và thực hiện hợp đồng (contract management) cũng như xây dựng thói quen sử dụng những nhà tư vấn chuyên nghiệp như luật sư, kiểm toán, v.v...
ThS. LS. Lê Thu Phương
Bài viết khác